[CHI TIẾT] THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY IN ẤN

Bạn đang có ý định thành lập công ty in ấn nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn chi tiết về các thủ tục cần thiết để thành lập một doanh nghiệp trong lĩnh vực in ấn. Từ việc đăng ký kinh doanh đến các bước chuẩn bị tài liệu và thủ tục pháp lý. Bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để tiến hành quá trình này một cách suôn sẻ và hiệu quả. 

1. Điều kiện thành lập công ty in ấn

Một số điều kiện thành lập công ty in ấn cần nắm khi thành lập:

1.1 Về chủ thể thành lập công ty in ấn

Mọi tổ chức cá nhân đều được phép thành lập, đóng góp vốn và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Trừ những trường hợp được quy định cụ thể trong điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Ví dụ, những người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, hoặc đang thi hành án không được phép. Ngoài ra, theo Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 25/2018/NĐ-CP. Quy định rằng chủ công ty phải là công dân Việt Nam. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in. Hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.

Chủ thể thành lập công ty in ấn
Chủ thể thành lập công ty in ấn

1.2 Điều kiện về người đại diện của công ty

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải là cá nhân, đủ 18 tuổi. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Không nằm trong các đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp. Khndjd dnd djdjd jjjanajajs jsjssjajông nhất thiết phải là người góp vốn công ty.

Theo Nghị định 60/2014, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 25/2018/NĐ-CP. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải là công dân Việt Nam. Điều lệ của công ty cụ thể quy định số lượng, chức danh quản lý. Cũng như quyền và nghĩa vụ cử người đại diện theo pháp luật. Người đại diện có thể giữ các chức danh như Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch HĐQT. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đã đăng ký. Trong trường hợp chỉ công ty thuê người đại diện theo pháp luật, cần phải có hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm đi kèm.

1.3 Điều kiện đối với thiết bị cơ sở sở vật chất

  • Cơ sở in cần phải trang bị thiết bị phù hợp để thực hiện các công đoạn chế bản, in và gia công sau in theo nhu cầu và khả năng hoạt động của mình.
  • Đối với công đoạn chế bản, cơ sở in phải có ít nhất một trong các thiết bị sau: máy ghi phim, máy ghi kẽm hoặc máy tạo khuôn in.
  • Đối với công đoạn in, cơ sở in cần phải có máy in.
  • Đối với công đoạn gia công sau in, cơ sở in cần phải có máy dao xén (cắt) giấy và ít nhất một trong các thiết bị sau: máy đóng sách, máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in hoặc thiết bị phù hợp với sản phẩm gia công.

2. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in ấn

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế. Quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập
  • Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ có liên quan
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ có liên quan

2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ in ấn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định sau:

  • Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các cơ sở in cấp trung ương.
  • Sở Thông tin và Truyền thông đối với các cơ sở in còn lại.

Cơ sở in có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo từng trường hợp.
  • Nộp online qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Sử dụng dịch vụ bưu chính.

Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý của cơ sở in xuất bản phẩm và hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ được xác định là hợp lệ, cơ sở in sẽ được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ sở in sẽ nhận được thông báo về lý do từ chối

Xem thêm: Những lưu ý thành lập doanh nghiệp

3. Dịch vụ đăng ký thành lập công ty in ấn tại JUSG Mservice

JUSG Mservice là đơn vị trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty in ấn, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những giải pháp toàn diện và chuyên nghiệp nhất. Để hỗ trợ trong quá trình khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu và pháp luật doanh nghiệp. JUSG Mservice sẽ đồng hành cùng bạn từ việc tư vấn, lên kế hoạch đến việc thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đa lĩnh vực
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đa lĩnh vực

Trên đây là toàn bộ thông tin về thành lập công ty in ấn JUSG Mservice cung cấp. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ chúng tôi, hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0901.451.450

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website:  https://jusgmservice.com/ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Don`t copy text!