QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM

Để bảo vệ và khai thác các ý tưởng sáng tạo, quy trình và thủ tục đăng ký sáng chế đóng vai trò quan trọng. Từ việc chuẩn bị hồ sơ đến nộp đơn và xác nhận. Mỗi bước trong quy trình này cần được thực hiện cẩn thận và đúng quy định. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các bước cụ thể và điểm cần lưu ý. Giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình đăng ký bằng sáng chế.

1. Bằng sáng chế là gì?

Bằng sáng chế là một loại văn bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc tổ chức. Nhằm xác nhận quyền sở hữu đối với một sáng chế cụ thể được đăng ký. Chức năng chính của bằng sáng chế là bảo vệ quyền lợi trước việc sao chép hoặc sử dụng trái phép sáng chế của họ.

Bằng sáng chế bao gồm hai loại: bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

2. Đối tượng được đăng ký sáng chế

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các cá nhân hoặc tổ chức sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, bằng sáng chế:

  • Tác giả cá nhân – là những người đã tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của chính mình. 
  • Tổ chức hoặc cá nhân đã hỗ trợ tác giả: Trong trường hợp các tổ chức hoặc cá nhân khác đã đầu tư vốn, thiết bị và nguồn lực. Hỗ trợ tác giả trong việc phát triển sáng chế. Họ cũng có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế. Tuy nhiên, điều kiện là phải có thỏa thuận trước giữa tác giả và những bên hỗ trợ. Và thỏa thuận này không được vi phạm quy định về việc tạo sáng chế.
  • Tổ chức hoặc cá nhân tham gia hợp tác có quyền đăng ký sáng chế. Tuy nhiên, việc đăng ký này chỉ được thực hiện khi. Tất cả tham gia đều đồng ý với quyết định này. Nhằm đảm bảo sự công bằng và công nhận đầy đủ quyền lợi của mỗi bên liên quan.
Đối tượng có thể đăng ký bằng sáng chế là ai?
Đối tượng có thể đăng ký bằng sáng chế là ai?

3. Điều kiện bảo hộ sáng chế

Sáng chế được bảo hộ cấp bằng độc quyền theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

3.1 Có tính mới

Một sáng chế được coi là có tính mới nếu trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế. Hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký sáng chế được ưu tiên. Nó chưa được bộc lộ công khai bằng bất kỳ phương tiện nào. Bao gồm việc sử dụng, mô tả bằng văn bản, hoặc các hình thức khác, cả ở trong và ngoài nước.

Sáng chế được xem là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ một số người cụ thể được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về nội dung của sáng chế đó.

Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu nó được công bố trong một số trường hợp nhất định. Miễn là đơn đăng ký bằng sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

  • Khi sáng chế bị người khác công bố mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
  • Khi sáng chế được công bố dưới dạng báo cáo khoa học.
  • Khi sáng chế được trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia hoặc quốc tế chính thức, hoặc được công nhận là chính thức.

3.2 Trình độ sáng tạo

Một sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo. Nếu dựa trên các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế. Dù là thông qua việc sử dụng, mô tả bằng văn bản, hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác, cả trong và ngoài nước. 

Sáng chế được xem là một bước tiến sáng tạo. Khi nó không thể dễ dàng được tạo ra bởi một người về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Điều này ám chỉ rằng sáng chế đó đòi hỏi một mức độ sáng tạo. Sự khéo léo và kiến thức chuyên môn đặc biệt. Không chỉ là kết quả của các phương pháp thông thường hay phổ biến trong lĩnh vực đó.

Trình độ sáng tạo của sáng chế
Trình độ sáng tạo của sáng chế

3.3 Khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp là những sáng chế có thể được chuyển đổi thành sản phẩm thực tế. Thông qua quá trình chế tạo và sản xuất. Hoặc có thể áp dụng lặp lại các quy trình của sáng chế đó để tạo ra kết quả ổn định.

4. Thủ tục đăng ký bằng sáng chế

Thủ tục đăng ký bằng sáng chế được tiến hành qua các bước sau: 

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bạn có thể nộp hồ sơ theo một trong ba cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội. Hoặc tại hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM và Đà Nẵng.
  • Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Nộp qua dịch vụ bưu điện VNPost.
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế

Trong vòng một tháng kể từ ngày nhận được đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện thẩm định hình thức của đơn:

  • Trường hợp hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phát đi thông báo chấp thuận đơn đăng ký bằng sáng chế.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phát đi thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn. Đồng thời cung cấp lý do và yêu cầu sửa đổi trong vòng hai tháng. Sau hai tháng, nếu không có sự sửa đổi hoặc bổ sung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký bằng bảo hộ sáng chế sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế

  • Được diễn ra diễn ra khi có yêu cầu thẩm định nội dung
  • Đánh giá được thực hiện về khả năng bảo hộ của đối tượng được nêu trong đơn. Theo các tiêu chí bảo hộ như tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Dựa trên các tiêu chí này, phạm vi bảo hộ tương ứng sẽ được xác định

Bước 5: Cấp bằng sáng chế

  • Nếu đối tượng được nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong trường hợp đối tượng được nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ. Và người nộp đơn đã nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sau đó, thông tin về văn bằng này sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

5. Thời hạn bảo hộ sáng chế

Theo Điều 93 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn bảo hộ của các bằng sáng chế được quy định như sau:

  • Đối với bằng độc quyền sáng chế: Thời hạn là 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
  • Đối với bằng giải pháp hữu ích: Thời hạn là 10 năm tính từ ngày nộp đơn.

Lưu ý: 

Khi kỳ hạn bảo hộ kết thúc, chủ sở hữu muốn tiếp tục bảo vệ quyền độc quyền sáng chế. Phải thực hiện thủ tục duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí duy trì hiệu lực hằng năm theo quy định. Thủ tục gian hạn hoặc duy trì hiệu lực văn bằng phải được hàng thành trong vòng 6 tháng. Kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực.

6. Dịch vụ pháp lý đăng ký sáng chế tại JUSG Mservice – Đà Nẵng.

Dịch vụ trọn gói pháp lý đăng ký bảo hộ sáng chế tại JUSG Mservice cho mọi cá nhân tổ chức

  • Tư vấn về điều kiện và thủ tục đăng ký bằng bảo hộ sáng chế tại cả Việt Nam và quốc tế.
  • Hỗ trợ tra cứu khả năng bảo hộ của ý tưởng sáng chế.
  • Đánh giá tính khả thi của sáng chế dựa trên các yếu tố quan trọng.
  • Viết bản mô tả sáng chế hợp lệ và lập hồ sơ đăng ký chất lượng.
  • Đại diện cho khách hàng nộp đơn đăng ký và xử lý khiếu nại hoặc yêu cầu sửa đổi nếu cần.
  • Ủy quyền nhận văn bằng bảo hộ thay mặt khách hàng.
Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực
Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực

Trên đây là mọi thông tin về thủ tục đăng ký sáng chế mà JUSG Mservice cung cấp cho bạn. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0901.451.450

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website:  https://jusgmservice.com/ 

Xem thêm các bài viết liên quan:

  • https://jusgmservice.com/dang-ky-ban-quyen-san-pham/
  • https://jusgmservice.com/huong-dan-mua-ban-quyen/
  • https://jusgmservice.com/dang-ky-ban-quyen-o-dau/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *