NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU 

Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu, hay còn gọi là franchise, là một hình thức kinh doanh mà một bên. Đối với bên nhượng quyền, họ có cơ hội kinh doanh dưới một thương hiệu đã thành công và hệ thống kinh doanh. Bài viết này, JUSG Mservice sẽ cung cấp một số thông tin để bạn tham khảo.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu, hay còn gọi là franchise, hệ thống kinh doanh và các yếu tố nhận diện thương hiệu của mình. Trong đó:

  • Thương hiệu:

Bao gồm tên thương hiệu, logo, dấu hiệu nhận diện và các yếu tố đặc trưng khác của bên nhượng quyền.

  • Hệ thống kinh doanh: 

Bao gồm các quy trình, chuẩn mực vận hành và hỗ trợ marketing được thiết lập đã được chứng minh hiệu quả bởi bên nhượng quyền.

  • Hợp đồng: 

Bên nhận quyền trả cho bên nhượng quyền một khoản phí ban đầu và các khoản phí định kỳ.

Nhượng quyền kinh doanh thường được sử dụng giảm thiểu rủi ro so với mô hình kinh doanh độc lập. Đối với bên nhượng quyền, họ có cơ hội kinh doanh dưới một thương hiệu đã thành công và hệ thống kinh doanh đã được xây dựng sẵn. Đối với bên nhận quyền, họ nhận được sự hỗ trợ và định hướng từ bên nhượng quyền.

2. Quy định trong nhượng quyền thương hiệu 

Dưới đây là những quy định trong nhượng quyền thương hiệu, cu thể:

Quy định về nhượng quyền thương hiệu

 Quy định về nhượng quyền thương hiệu

2.1. Quyền sử dụng thương hiệu và yếu tố nhận diện

  • Phạm vi sử dụng: 

Xác định rõ ràng về thời hạn và địa điểm sử dụng thương hiệu, logo và các yếu tố nhận diện khác của bên nhượng quyền.

  • Chất lượng và chuẩn mực:

Yêu cầu bên nhận quyền duy trì và bảo vệ chất lượng sản phẩm/dịch vụ theo tiêu chuẩn mà bên nhượng quyền đề ra.

2.2. Hệ thống kinh doanh

  • Quy trình vận hành:

Các quy định về cách thức hoạt động kinh doanh, bao gồm mua hàng, quản lý kho, bán hàng, dịch vụ khách hàng và các quy trình nội bộ khác.

  • Báo cáo và thanh toán:

Yêu cầu bên nhận quyền phải báo cáo về doanh thu, lợi nhuận và các khoản phí nhượng quyền theo các chu kỳ nhất định.

2.3. Đào tạo và hỗ trợ

  • Đào tạo ban đầu:

Bên nhượng quyền cung cấp đào tạo ban đầu cho bên nhận quyền về sản phẩm/dịch vụ, hệ thống kinh doanh và quản lý.

  • Hỗ trợ liên tục:

 Bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ liên tục cho bên nhận quyền trong suốt thời gian hợp đồng.

2.4. Chi phí

  • Phí nhượng quyền:

Bên nhận quyền phải trả các khoản phí nhượng quyền ban đầu và các khoản phí định kỳ (nếu có) cho bên nhượng quyền.

  • Chi phí khác: 

Các chi phí phát sinh khác như quảng cáo chung, chi phí marketing và các khoản phí hỗ trợ khác.

2.5. Quy định chấm dứt hợp đồng

  • Điều kiện chấm dứt: 

Các điều kiện mà bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

  • Quyền và nghĩa vụ khi chấm dứt: 

Quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên khi hợp đồng nhượng quyền được chấm dứt.

3. Những hình thức về nhượng quyền thương hiệu 

Dưới đây là những hình thức về nhượng quyền thương hiệu, cụ thể:

Những hình thức nhượng quyền thương hiệu

Những hình thức nhượng quyền thương hiệu

3.1. Nhượng quyền toàn diện

  • Thương hiệu và nhận diện thương hiệu:

Được sử dụng thương hiệu, logo, và các yếu tố nhận diện thương hiệu của bên nhượng quyền.

  • Hệ thống kinh doanh: 

Các quy trình kinh doanh, chuẩn mực vận hành, công thức kinh doanh và các hướng dẫn được cung cấp từ bên nhượng quyền.

  • Hỗ trợ và đào tạo: 

Bên nhượng quyền cung cấp và hỗ trợ liên tục cho bên nhận quyền.

3.2. Nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu 

  • Sử dụng thương hiệu và sản phẩm:

Bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền dưới thương hiệu của họ.

  • Hạn chế về hệ thống kinh doanh:

Thường không nhận được hệ thống kinh doanh hoặc chỉ nhận được một phần.

3.3. Nhượng quyền phân phối 

  • Hình thức này liên quan đến việc bên nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền trong một khu vực cụ thể.
  • Quyền độc quyền:

Bên nhận quyền có thể có quyền độc quyền phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền trong khu vực đó.

3.4. Nhượng quyền dịch vụ 

  • Trong hình thức này, bên nhận quyền được cấp phép để cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới thương hiệu.
  • Ví dụ: Dịch vụ sửa chữa ô tô, vệ sinh, dịch vụ tài chính.

3.5. Nhượng quyền kinh doanh theo mô hình đầu tư 

  • Đây là hình thức mà bên nhận quyền đầu tư vào một doanh nghiệp lớn, ví dụ như khách sạn, nhà hàng, và thuê người quản lý để vận hành doanh nghiệp.

4. Ưu và nhược điểm khi nhượng quyền thương hiệu

4.1. Ưu điểm:

  • Mở rộng nhanh chóng:

Cho phép bên nhượng quyền mở rộng thị trường một cách nhanh chóng bằng cách tận dụng sự phát triển của bên nhận quyền.

  • Giảm rủi ro khởi nghiệp: 

Bên nhận quyền được hưởng từ thương hiệu đã có uy tín và hệ thống kinh doanh đã thành công, giảm thiểu rủi ro so với việc khởi nghiệp độc lập.

  • Hỗ trợ và đào tạo: 

Bên nhượng quyền thường cung cấp đào tạo ban đầu và hỗ trợ liên tục, giúp bên nhận quyền hoạt động hiệu quả và duy trì chất lượng.

  • Quyền lợi thương mại: 

Bên nhận quyền được quyền sử dụng thương hiệu và hệ thống kinh doanh đã được thiết lập, từ đó có thể thu được lợi nhuận nhanh chóng.

  • Tiết kiệm chi phí quảng cáo:

Được hưởng lợi từ chiến lược quảng cáo và marketing đã được thử nghiệm và phát triển bởi bên nhượng quyền.

  • Mối quan hệ hợp tác lâu dài:

Tạo ra một mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên, dựa trên sự cộng tác và hỗ trợ chặt chẽ.

4.2. Nhược điểm:

  • Chi phí khởi đầu cao: 

Bên nhận quyền phải trả các khoản phí nhượng quyền và các chi phí thiết lập, các khoản phí định kỳ.

  • Sự phụ thuộc vào thương hiệu: 

Bên nhận quyền phụ thuộc vào thương hiệu và quyết định chiến lược của bên nhượng quyền. Có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong chiến lược toàn cầu của thương hiệu.

  • Hạn chế sáng tạo và linh động:

Bên nhận quyền có hạn chế trong việc tùy biến và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới do phải tuân thủ các chuẩn mực và quy trình đã được định sẵn.

  • Rủi ro pháp lý: 

Có thể phát sinh rủi ro pháp lý khi không tuân thủ đúng các điều khoản và quy định trong hợp đồng nhượng quyền.

  • Khả năng cạnh tranh: 

Bên nhận quyền có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực. Đặc biệt là trong các khu vực đang phát triển nhanh.

5. Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương hiệu tại JUSG Mservice

Dịch vụ xử lý thủ túc liên quan đến nhượng quyền thương hiệu tại JUSG Mservice. Chúng tôi hỗ trợ trong việc lập hợp đồng và giấy tờ pháp lý liên quan đến nhượng quyền thương hiệu. Cam kết cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Dịch vụ tư vấn tại JUSG Mservice

Dịch vụ tư vấn tại JUSG Mservice

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về nhượng quyền thương hiệu để bạn tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ đến JUSG Mservice nhé!

—————————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website: https://jusgmservice.com/

XEM THÊM

Tìm hiểu vấn đề về sở hữu trí tuệ 

Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *