HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CON

Thủ tục thành lập công ty con là quá trình quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bạn hãy đọc hướng dẫn chi tiết về các bước cần thiết để thành lập một công ty mới. Từ việc chuẩn bị hồ sơ đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế. Cùng  tìm hiểu thêm dưới đây nhé!

1. Công ty mẹ – con là gì?

Mô hình công ty mẹ – con là một cấu trúc tổ chức phổ biến trong nền kinh tế toàn cầu. Đây là một hình thức mở rộng, thể hiện sự phát triển và cơ cấu của các doanh nghiệp theo hướng tập trung và cạnh tranh.

Hệ thống công ty mẹ con là gì?
Hệ thống công ty mẹ con là gì?

2. Mục đích thành lập công ty con

Đối với các tập đoàn đa ngành, việc vận hành và quản lý các hoạt động kinh doanh. Đồng thời trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể gặp phải nhiều khó khăn trong việc giám sát lợi nhuận và chi phí cho từng phân khúc cụ thể. Thành lập các công ty con được xem là một giải pháp hữu ích để giải quyết vấn đề này và đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tập đoàn.

Quyết định thành lập chi nhánh hoặc công ty con phụ thuộc vào nhu cầu phát triển cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Vì: 

  • Các chi nhánh thường là các đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ. Hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề mà công ty mẹ kinh doanh. Trái lại, các công ty con nhận được đầu tư vốn từ công ty mẹ. Công ty mẹ có thể sở hữu toàn bộ vốn hoặc hợp tác với các đối tác khác, với tỷ lệ sở hữu không dưới 50%. Điều này cho phép các công ty con lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà không bị hạn chế theo quy định pháp luật.
  • Thành lập công ty con mang lại nhiều lợi ích cho công ty mẹ. Nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự cam kết và trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý và điều hành. Trong khi đó, việc thành lập chi nhánh công ty tập trung vào mở rộng phạm vi hoạt động của công ty mẹ. Trong các lĩnh vực ngành nghề hiện tại.

3. Điều kiện thành lập công ty con

Theo Điều 195 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về các điều kiện thành lập công ty con 

Một công ty được xem là công ty mẹ của một công ty khác nếu nằm trong một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  2. b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  3. c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.

xem thêm: Hồ sơ giải thể công ty

4. Thủ tục thành lập công ty con

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục liên quan sau:

4.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các tổ chức muốn thành lập công ty con cần chuẩn bị đầy đủ thông tin sau: Tên, trụ sở, ngành nghề, thành viên, cổ đông, và vốn điều lệ.

Hồ sơ chấp nhận đăng ký bao gồm:

  • Bản điều lệ của công ty con.
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Danh sách cổ đông (nếu công ty con là công ty cổ phần).
  • Danh sách thành viên (nếu công ty con là công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Quyết định về việc cử người góp vốn, quản lý công ty con, phù hợp với loại hình công ty mẹ:
  • Chủ sở hữu (nếu là công ty TNHH 1 thành viên).
  • Chủ tịch hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Hội đồng quản trị (nếu là công ty cổ phần).
  • Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ (nếu người đi nộp không phải là người đại diện pháp luật của công ty).
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết

4.2 Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty con và nhận kết quả

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng hai phương thức sau:

  • Cách 1: Đăng ký trực tiếp hoặc qua bưu chính tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận.
  • Cách 2: Đăng ký trực tuyến thông qua Tài khoản đăng ký kinh doanh trên trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận qua mạng.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận. Cá nhân hoặc tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo để người nộp hồ sơ tiến hành chỉnh sửa và bổ sung.

4.3 Bước 3: Công bố nội dung thành lập

Việc yêu cầu công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được thực hiện ngay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký. Thông tin cần được công bố bao gồm các điều sau:

  • Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Danh sách cổ đông sáng lập.
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có)..

4.4 Bước 4: Khắc con dấu pháp nhân cho công ty

Sau khi hoàn thành các thủ tục thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng mã số thuế của công ty. Quá trình khắc dấu cho doanh nghiệp được thực hiện ngay trong vòng 01 ngày.

Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/202. Doanh nghiệp được tự mình thực hiện việc khắc con dấu và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do đó, không còn yêu cầu đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Điều này đánh dấu một thay đổi đáng chú ý trong Luật Doanh nghiệp 2020. Tạo ra một sự đổi mới nhưng cũng mang theo những lo ngại liên quan đến việc tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp. Mà không có sự giám sát từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Con dấu của doanh nghiệp
Con dấu của doanh nghiệp

5. Dịch vụ pháp lý về thủ tục thành lập công ty con JUSG Mservice tại Đà Nẵng

Dịch vụ pháp lý về thủ tục thành lập công ty con của JUSG Mservice. Cung cấp sự hỗ trợ toàn diện và chuyên nghiệp cho các cá nhân và doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh.

Chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng trong mọi bước thủ tục pháp lý. Từ việc tư vấn về cấu trúc công ty con phù hợp, xử lý hồ sơ đăng ký thành lập. Cho đến các thủ tục cần thiết sau khi công ty con được thành lập. 

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu về pháp luật Việt Nam. Mang đến dịch vụ chất lượng, nhanh chóng và tin cậy. Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời đảm bảo tuân thủ mọi quy định pháp luật. 

Đội ngũ nhân viên tâm huyết nhiệt tình tại JUSG Mservice
Đội ngũ nhân viên tâm huyết nhiệt tình tại JUSG Mservice

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty con. Hãy liên hệ ngay JUSG Mservice để được giải đáp nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0901.451.450

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website:  https://jusgmservice.com/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *