Vốn công ty cổ phần chính là thứ được nhiều doanh nhân quan tâm khi thành lập công ty cổ phần. Pháp luật đã có những quy định rõ ràng về vấn đề này. Thế nhưng không phải bất cứ ai cũng nắm rõ. Vì vậy, JUSG Mservice sẽ giúp bạn hiểu về vốn của công ty cổ phần trong bài viết sau!
1. Khái niệm về vốn trong công ty
Vốn của doanh nghiệp là giá trị tính bằng tiền của những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, CTCP phải có vốn. Là loại hình công ty đối vốn điển hình nên vấn đề vốn của CTCP là hết sức phức tạp. Nó được tiếp cận dưới nhiều góc độ, dựa trên những tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vốn của CTCP được chia thành:
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty. Được hình thành từ nguồn đóng góp của cổ đông. Vốn do CTCP tự bổ sung từ lợi nhuận của công ty.
- Vốn tín dụng: là nguồn vốn hình thành từ việc đi vay dưới các hình thức khác nhau: vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân khác….
2. Cấu trúc vốn của công ty cổ phần
Cấu trúc vốn là thuật ngữ mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn. Để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản hoạt động kinh doanh.
Cấu trúc vốn là quan hệ về tỷ trọng của từng loại vốn dài hạn bao gồm: nợ, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty.
Nó có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người đầu tư. Phần vốn của cổ đông có thể tự do chuyển nhượng thông qua việc chuyển quyền sở hữu cổ phần.Tính chuyển nhượng cổ phiếu mang lại cho nền kinh tế sự vận động nhanh chóng của vốn đầu tư. Mà không phá vỡ tính ổn định của tài sản công ty. Việc chuyển nhượng vốn dưới hình thức này rất dễ dàng và thuận lợi thông qua thị trường chứng khoán. Mặt khác, cổ phần có mệnh giá nhỏ kết hợp với tính thanh khoản và chuyển nhượng đã khuyến khích mọi tầng lớp dân chúng đầu tư.
3. Vốn thành lập công ty cổ phần bao gồm những loại vốn nào?
Bao gồm 4 loại sau:
3.1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn được đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư. Theo đúng nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty cổ phần sau khi thành lập. Vốn điều lệ của c có thể thỏa mái đăng ký mà không bị ràng buộc của pháp luật.
3. 2. Vốn pháp định
Vốn pháp định của công ty cổ phần được quy định theo quy định pháp luật tùy theo từng ngành nghề, như:
- Thành lập công ty bất động sản bắt buộc cần số vốn pháp định 6 tỷ đồng
- Thành lập Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần vốn pháp định là 300 tỷ đồng
- Công ty cho thuê tài chính yêu cầu vốn pháp định là 100 tỷ đồng .
3.3. Vốn ký quỹ
Đây là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng,. Nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.
Ví dụ khi thành lập công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế inbound là 250 triệu, outbound là 500 triệu.
3.4. Vốn góp nước ngoài
Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam. Hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.
Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài. Sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.
4. Quy định về vốn công ty cổ phần
Theo Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
Cổ phần được quyền chào bán là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn. Bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
5. Dịch vụ tư vấn vốn công ty cổ phần tại JUSG Mservice
Dịch vụ tư vấn tại JUSG Mservice bao gồm:
- Tư vấn các quy định pháp luật tổng quan về công ty cổ phần;
- Tư vấn về vốn điều lệ, cổ phần, ngành nghề kinh doanh;
- Tư vấn về hồ sơ, điều kiện và thủ tục để thành lập công ty cổ phần;
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước để đăng ký thành lập công ty;
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thuế, thực hiện kê khai thuế sau thành lập;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng khắc dấu và mở tài khoản ngân hàng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vốn công ty cổ phần. Hi vọng bài viết sẽ đem đến cách hiểu đúng về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)
Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0901.451.450
Hotline: 0867.134.268
Email: info@jusgmservice.com
Website: https://jusgmservice.com/