NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bài viết này tập trung vào những điểm quan trọng mà bạn cần Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp . Từ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp đến các thủ tục pháp lý cần thiết. Bạn sẽ tìm thấy thông tin hữu ích để chuẩn bị cho hành trình kinh doanh của mình qua bài viết dưới đây.

1. Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Những lưu ý then chốt khi chọn loại hình doanh nghiệp, bạn cần phải nắm khi thành lập doanh nghiệp.

1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước quan trọng trong quy trình thành lập doanh nghiệp. Là điều đầu tiên mà bạn cần xem xét khi muốn thành lập một doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô và chiến lược kinh doanh của bạn, có ba loại hình doanh nghiệp phổ biến được các nhà đầu tư thường lựa chọn: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Nên chọn loại hình doanh nào phù hợp với doanh nghiệp
Nên chọn loại hình doanh nào phù hợp với doanh nghiệp

Công ty TNHH 1 thành viên

Đây là một loại hình doanh nghiệp mà chỉ có một người làm chủ sở hữu và có toàn quyền quyết định trong công ty. Nếu bạn muốn kinh doanh ở quy mô nhỏ và muốn giữ quyền kiểm soát hoàn toàn, loại hình này là lựa chọn phù hợp.

Tuy nhiên, công ty TNHH 1 thành viên cũng có những hạn chế như không thể phát hành cổ phiếu. Không được tham gia giao dịch chứng khoán. Có thể giảm đáng kể sự tin tưởng từ đối tác và khách hàng. Mặt khác, việc chủ công ty TNHH 1 thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ. Được xem là một điểm tích cực của loại hình này.

Công ty TNHH 2 thành viên

Có tối thiểu 2 thành viên và tối đa 50 thành viên, loại hình công ty này giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn hơn. Đồng thời, loại hình này cũng chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. Giúp phân tách tài sản cá nhân và tài sản góp vốn của các thành viên. 

Những ưu điểm này làm cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên trở thành lựa chọn phổ biến của các nhà đầu tư. Giúp giảm thiểu rủi ro và áp lực trong kinh doanh.

Công ty cổ phần

Ưu điểm đặc biệt của loại hình công ty cổ phần là khả năng huy động vốn vô cùng mạnh mẽ. Do không có hạn chế về số lượng thành viên. Đồng thời, do có quyền niêm yết và giao dịch cổ phần trên sàn chứng khoán. Công ty cổ phần thường có quy mô lớn hơn so với các loại hình khác.

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức nhân sự và các thủ tục pháp lý liên quan đến cổ phần có thể phức tạp. Một phần là do ưu điểm không giới hạn số lượng thành viên góp vốn.

1.2. Cách đặt tên doanh nghiệp

Trên thực tế, việc đặt tên doanh nghiệp ngày càng trở nên hạn chế do sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể dễ dàng đăng ký tên công ty theo mong muốn. Bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty.

Cách đặt tên phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cụ thể: 

  • Công ty cổ phần + tên riêng;
  • Công ty TNHH + tên riêng (không phân biệt TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên)

Tránh đặt tên trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền.

Ngoài ra, việc đặt tên doanh nghiệp cũng nên tính đến khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để xây dựng thương hiệu trong tương lai. Tạo ra sự nhận diện đồng bộ và chuyên nghiệp. 

1.3. Ngành nghề kinh doanh

Trong thực tế, khi thành lập doanh nghiệp, người ta thường đăng ký nhiều mã ngành khác nhau. Để tránh việc phải làm thêm thủ tục bổ sung sau này. Tuy số lượng ngành nghề kinh doanh không bị giới hạn. Việc đăng ký quá nhiều ngành nghề không liên quan đến hướng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Có thể gây ra khó khăn trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh.

Có hai loại ngành nghề kinh doanh: ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không điều kiện. Doanh nghiệp đăng ký mã ngành kinh doanh có điều kiện sẽ phải tuân thủ các điều kiện cụ thể của từng ngành. Đây là một phần lý do tại sao nên chỉ đăng ký các ngành nghề phù hợp với mục đích kinh doanh. Để tránh việc phải thực hiện các thủ tục pháp lý không cần thiết.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như buôn bán, sản xuất thực phẩm chức năng, phòng khám bệnh,… Thì không yêu cầu giấy tờ pháp lý về ngành nghề khi nộp hồ sơ thành lập. Tuy nhiên, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bạn sẽ phải đăng ký giấy phép con để có thể hoạt động trong ngành nghề đó.

1.4. Vốn điều lệ doanh nghiệp
Hiện nay, pháp luật không quy định về số vốn đầu tư của doanh nghiệp tối thiểu khi thành lập. Trừ khi doanh nghiệp đăng ký trong các ngành nghề có điều kiện. Trong trường hợp đó phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ theo yêu cầu của ngành nghề đó

Yêu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp
Yêu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp

1.4. Người đại diện theo pháp luật của công ty

Khi thành lập một công ty, bạn cần xác định một cá nhân đại diện theo pháp luật. Để chịu trách nhiệm trong việc ký các tài liệu của công ty. Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty.

Vị trí và chức danh của người đại diện pháp luật có thể thay đổi tùy theo loại hình doanh nghiệp. Bao gồm giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên, hoặc chủ tịch hội đồng quản trị.

Hiện nay, pháp luật vẫn chưa quy định về mức vốn tối thiểu mà người đại diện theo pháp luật cần sở hữu. Điều này có nghĩa là:

  • Một người có thể là người đại diện pháp luật của nhiều công ty khác nhau.
  • Người đại diện theo pháp luật có thể tham gia góp vốn vào công ty. Được thuê làm người đại diện mà không cần phải góp vốn.

Xem thêm: Trình tự thủ tục thành lập công ty cổ phần

1.5. Địa chỉ công ty

Một trong những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp  chính là địa chỉ trụ sở công ty phải cung cấp đầy đủ, chính xác. Bao gồm thông tin về số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, và tỉnh/thành phố. Địa chỉ này phải được đặt tại nhà hoặc văn phòng chung cư (nếu áp dụng). Nếu là văn phòng chung cư, phải có giấy tờ chứng minh diện tích được sử dụng làm văn phòng. Không được phép đặt trụ sở công ty tại các nhà tập thể hoặc chung cư dành cho mục đích ở.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có trụ sở tại một địa điểm nhưng thực hiện hoạt động kinh doanh tại một địa điểm khác. Trong trường hợp này, bạn nên đăng ký địa điểm kinh doanh tại địa điểm thực hiện hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cần treo biển hiệu đầy đủ tại trụ sở công ty. Để tránh việc bị khóa mã số thuế vì không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.

Thông tin địa chỉ công ty chính xác
Thông tin địa chỉ công ty chính xác

2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại JUSG Mservice – Đà Nẵng

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại JUSG Mservice, với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp một loạt các dịch vụ từ việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, thành lập công ty cổ phần cho đến tư vấn pháp luật doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn doanh nghiệp trọn gói.

Dịch vụ đăng ký thành lập công ty - JUSG Mservice
Dịch vụ đăng ký thành lập công ty – JUSG Mservice

Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp JUSG Mservice tổng hợp cho bạn. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay qua thông tin dưới đây nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0901.451.450

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website:  https://jusgmservice.com/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *