Tài sản doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Một doanh nghiệp cần hiểu rõ tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn bao quát để vận hành một cách hiệu quả. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có thể tối đa hoá lợi nhuận. JUSG Mservice sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích trong bài viết sau!
1. Tài sản doanh nghiệp là gì?
Tài sản doanh nghiệp được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Hiểu một cách đơn giản, tài sản là tất cả nguồn lực thuộc về doanh nghiệp. Những nguồn lực đó do doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát, phân phối, quản lý. Nhằm mục đích tạo ra giá trị kinh tế dương từ việc sở hữu các loại tài sản. Tài sản thể hiện giá trị sở hữu thông qua việc có thể được chuyển đổi thành tiền mặt.
Tài sản được thể hiện dưới 2 dạng chính là tài sản hữu hình (dạng vật chất) như: các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa,… Hoặc tài sản vô hình không thể hiện dưới dạng vật chất như: sáng chế,…
2. Các loại tài sản doanh nghiệp
Bao gồm các loại sau:
2.1. Tài sản cố định
Tài sản cố định, bao gồm những đầu tư dài hạn như tài sản vật chất (nhà xưởng, máy móc, thiết bị) và tài sản phi vật chất (bản quyền, bằng sáng chế). Đây là những tài sản mang lại giá trị dài hạn và hỗ trợ quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
2.2. Tài sản lưu động
Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, tương đương tiền mặt, cổ phiếu, quỹ đầu tư ngắn hạn, và các khoản đầu tư tài chính khác. Đây là tài sản dễ chuyển đổi thành tiền mặt hoặc được sử dụng trong việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
2.3. Tài sản tài chính
Các khoản nợ phải thu cũng là một phần quan trọng của tài sản của công ty. Đây là số tiền mà công ty có quyền nhận từ khách hàng hoặc đối tác trong tương lai. Dựa trên các dịch vụ hoặc hàng hóa đã cung cấp. Ngoài ra, tài sản bất động sản như đất đai, nhà xưởng, văn phòng hoặc các dự án đang phát triển cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tài sản của công ty.
2.4. Tài sản vô hình
Tài sản vô hình như thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, sáng chế đóng góp vào giá trị tài sản của công ty. Đây là các yếu tố trừu tượng mang lại giá trị kinh tế. Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Tổng hợp những loại tài sản này giúp xác định khả năng tài chính và tiềm năng phát triển của công ty.
Bên cạnh đó, tài sản còn được phân loại một cách khái quát hơn. Bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
3. Tài sản doanh nghiệp được hình thành từ đâu?
Tài sản của một doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như: các hoạt động kinh doanh, đầu tư và quản lý tài chính. Đầu tiên, tài sản được hình thành từ việc công ty kinh doanh và hoạt động sản xuất. Các giao dịch mua bán, cung cấp dịch vụ hoặc sản xuất hàng hóa mang lại doanh thu và lợi nhuận. Từ đó tạo nên một phần tài sản cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, tài sản cũng được hình thành từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Công ty đầu tư vào các dự án kinh doanh, cổ phiếu, phát triển công nghệ. Sau khi đầu tư, doanh nghiệp sẽ có một khoản lợi nhuận.
Các nguồn tài chính và vốn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tài sản doanh nghiệp. Công ty có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, mua bán trái phiếu, hoặc vay ngân hàng.
4. Ý nghĩa của tài sản doanh nghiệp
Tài sản là yếu tố đại diện cho nguồn lực kinh tế cho một công ty hoặc đại diện cho quyền sở hữu và kiểm soát mà các cá nhân hoặc tổ chức khác không có.
Đầu tiên, tài sản đảm bảo được khả năng tự chủ, linh hoạt về tài chính, giảm rủi ro trong kinh doanh. Nó sẽ giúp công ty tự chủ được các khoản kinh doanh.
Ngoài ra tổ chức còn tiết kiệm được các nguồn lực, tăng hiệu quả kinh tế. Khi sử dụng một cách hiệu quả thì nguồn lực công ty cần bỏ ra đầu tư vào sản xuất là ít hơn để tạo ra cùng một đồng lợi nhuận. Mặt khác còn góp phần bảo toàn và phát triển vốn cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Đồng nghĩa với việc tốc độ quay vòng vốn được tăng cao. Công ty sẽ tận dụng được thêm nhiều cơ hội trong kinh doanh, giúp công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
5. Dịch vụ tư vấn pháp lý – thủ tục doanh nghiệp tại JUSG Mservice
JUSG Mservice là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp chất lượng tại Đà Nẵng. Với nguồn lực lớn, đội ngũ chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, chúng tôi sẽ đem đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Nếu khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về tài sản doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với JUSG Mservice, chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Bài viết trên là những thông tin mà JUSG Mservice hệ thông một cách dễ hiểu nhất về tài sản doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin đó sẽ mang lại giá trị tốt đẹp cho tổ chức của bạn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)
Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0901.451.450
Hotline: 0867.134.268
Email: info@jusgmservice.com
Website: https://jusgmservice.com/