VI PHẠM BẢN QUYỀN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phẳng, tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Vậy vi phạm bản quyền là gì? Các hành vi vi phạm bản quyền và điều kiện để xác định những hành vi này thế nào? Mời bạn cùng JUSG Mservice tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây!

1. Bản quyền là gì?

Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả. Quyền được thiết lập  đối với tác phẩm do tác giả sáng tạo ra hoặc sở hữu. Dùng để mô tả các quyền lợi về kinh tế của người sáng tác ra các tác phẩm đó. Bao gồm quyền tái bản, in ấn, trình diễn hay trưng bày tác phẩm trước công chúng. 

Quyền tác giả
Quyền tác giả

Ngoài tác giả, những cá nhân khác không được phép xâm phạm đến quyền này nếu chưa được đồng ý. Bao gồm những hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng, khai thác giá trị của tác phẩm. Những loại bản quyền được bảo hộ hiện nay bao gồm:

  • Bản quyền bài hát
  • Bản quyền video
  • Bản quyền logo
  • Bản quyền hình ảnh
  • Bản quyền sản phẩm
  • Bản quyền phần mềm

2. Tầm quan trọng của bản quyền

Bản quyền được thiết lập nhằm bảo vệ các sáng tạo tinh thần và quyền lợi của các tác giả. Mục đích của bản quyền dùng để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của nhiều lĩnh vực. Bao gồm khoa học, văn hóa hay nghệ thuật. Nó như là sự tôn trọng và sự bảo vệ cho những sáng tạo mà tác giả đã cống hiến. Đồng thời, giúp đảm bảo các quyền của tác giả đối với các tác phẩm của họ. Như là:

  • Quyền lợi kinh tế: độc quyền khai thác và thương mại hóa các tác phẩm của mình.
  • Quyền bảo vệ tên tuổi của tác giả liên quan mật thiết đến tác phẩm.  Cũng như bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của tác phẩm trong quá trình khai thác.
  • Quyền lợi về tinh thần: liên quan đến bảo vệ những lợi ích mang tính phi kinh tế cho tác giả.

3. Vi phạm bản quyền

Vi phạm bản quyền là một vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay với nhiều hình thức khác nhau. 

3.1. Thế nào là vi phạm bản quyền?

Vi phạm bản quyền là việc sử dụng trái phép tác phẩm đã đăng ký bản quyền bởi người khác. Túc là sử dụng trái phép tác phẩm đã được bảo vệ bởi luật bản quyền.  Liên quan đến quyền quyền tái bản, quyền in ấn, trình diễn hay trưng bày tác phẩm. Các hành vi vi phạm bản quyền ở Việt Nam được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Hiện nay, có 3 dạng hành vi vi phạm bản quyền điển hình. Bao gồm vi phạm trên các website, các ứng dụng và dịch vụ truyền thông trực tuyến lậu. 

Vi phạm bản quyền tài Việt Nam
Vi phạm bản quyền tài Việt Nam

3.2. Điều kiện xác định hành vi vi phạm bản quyền

Theo pháp luật hiện hành, hành vi vi phạm bản quyền được xác định khi chỉ ra được các điều kiện nhất định. Bao gồm: 

  • Đối tượng bị xem xét đang thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả.
  • Các yếu tố xâm phạm nằm trong đối tượng bị xem xét.
  • Hành vi bị xem xét được thực hiện bởi người khác mà không phải là tác giả hay chủ sở hữu.
  • Hành vi bị xem xét phải được xảy ra tại Việt Nam.  Hoặc hành vi bị xem xét xảy ra trên internet nhưng nhắm đến người tiêu dùng, người dùng Việt Nam.

4. Các hành vi vi phạm bản quyền

Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định một số hành vi xâm phạm quyền bao gồm:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả. Sử dụng tác phẩm mà không có được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền.
  • Mạo danh của  tác giả.
  • Thực hiện công bố và phân phối tác phẩm mà không được tác gải cho phép.
  • Tự ý sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín tác giả.
  • Sao chép tác phẩm một cách trái phép.

5. Vi phạm bản quyền bị xử lý như thế nào?

Các hành vi vi phạm bản quyền được xử lý theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ. Bao gồm: 

  • Bắt buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • Buộc phải xin lỗi, công khai sửa chữa lại những thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông.
  • Bắt  buộc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • Buộc phải  bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu bản quyền.
  • Buộc tiêu hủy, phân phối hay đưa vào sử dụng nhưng không với mục đích thương mại. Áp dụng với những hàng hóa, nguyên vật liệu và phương tiện sản xuất, kinh doanh xâm phạm bản quyền. Với điều kiện là không làm ảnh hưởng tới khả năng khai thác quyền bản quyền của tác giả.

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị xử phạt hành chính. Khung phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 250.000.000 đồng. Đối với tổ chức vi phạm sẽ chịu mức phạt tối đa là 500.000.000 đồng.

6. Dịch vụ đăng ký bản quyền tại JUSG Mservice

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên môn cao, JMC tự tin mang đến dịch vụ đăng ký bản quyền uy tín.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tại JUSG Mservice
Dịch vụ đăng ký bản quyền tại JUSG Mservice

 Dịch vụ đăng ký bản quyền tại JUSG Mservice bao gồm: 

  • Tư vấn và soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký bản quyền;
  • Thay mặt Quý công ty nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền;
  • Đóng các khoản phí, lệ phí Nhà Nước;
  • Theo dõi và cập nhật quá trình giải quyết hồ sơ;
  • Giải trình và sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Nhận và bàn giao kết quả thực hiện thủ tục đến Quý khách hàng,

Bài viết trên đã trình bày những thông tin chính liên quan đến vi phạm bản quyền. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ vướng mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với JMC ngay!

Xem thêm các bài viết liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0901.451.450

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website:  https://jusgmservice.com/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *