Với sự phát triển của các nền tảng bán hàng online đã kéo theo cơn sốt về nghề Affiliate Marketing. Không cần quá nhiều vốn, có thể kiếm tiền trong thời gian rảnh thu nhập có thể lên đến hàng chục triệu đồng chính là nguyên nhân khiến ngành nghề này trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay bạn đang mơ hồ về ngành này và không biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng JUSG Mservice tìm hiểu tất tần tật những kiến thức cơ bản về Affiliate Marketing trong bài viết sau!
1. Khái quát về Affiliate Marketing
1.1 Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một mô hình quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Trong đó các Nhà phân phối (Affiliate/publisher) dựa trên năng lực, sự hiểu biết của mình sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút, mời chào Khách hàng (EndUser) mua hàng sử dụng dịch vụ của Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant). Từ đó Nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ Nhà cung cấp đối với mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể.
1.2 Ưu điểm của Affiliate Marketing
Affiliate Marketing đang ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng tiktok shop, sàn thương mại điện tử, facebook,... Phương pháp này bao gồm những ưu điểm sau đây:
- Dễ dàng triển khai vì không có sự ràng buộc về mặt không gian và thời gian.
- Không cần phải quá lo lắng cho nguồn hàng nếu bạn trực tiếp là người làm tiếp thị liên kết.
- Chi phí thấp, không cần bỏ ra quá nhiều tiền để đầu tư.
- Bạn chắc chắn có thể tạo được các nguồn thu thụ động từ mô hình này.
- Không bắt buộc phải có các kỹ năng quan trọng như chỉnh sửa hình ảnh, video, v.v.
- Có thể nhờ nó để mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.
1.3 Nhược điểm của Affiliate Marketing
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những nhược điểm nhất định như:
- Độ cạnh tranh cao, cho dù chỉ có phần lớn là các cá nhân đơn lẻ tham gia.
- Không dễ nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng để tiếp thị sao cho phù hợp hơn.
- Lúc đầu sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể tạo được một thu thụ động ổn định.
- Bạn sẽ mất không ít thời gian để xây dựng nội dung, lên ý tưởng cũng như để ASP đồng ý liên kết.
2. Các thành phần tham gia Affiliate Marketing
Khi tham gia Affiliate Marketing có những thành phần quan trọng sau:
- Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Là đơn vị, doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, dịch vụ, có mong muốn tối ưu và tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
- Nhà phân phối (Affiliate/Publisher): Đơn vị, cá nhân có khả năng bán hàng, có hiểu biết về quảng cáo, có nguồn truy cập (traffic) để có thể tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp.
- Khách hàng (End User): Người dùng cuối cùng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Nhà cung cấp hoặc các hành động khác mà Nhà cung cấp yêu cầu.
- Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Là nền tảng trung gian giúp kết nối Nhà cung cấp với Nhà phân phối. Giúp Nhà phân phối có thể theo dõi, đánh giá được hiệu quả quảng cáo, bán hàng. Đồng thời cũng là nơi cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner,…và thực hiện thanh toán hoa hồng cho Nhà phân phối.
- Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program): Là hệ thống tiếp thị liên kết do chính Nhà cung cấp sản phẩm đưa ra. Họ có thể tự quản lý hoặc thuê một đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết
3. 5 hình thức Affiliate Marketing phổ biến
Sau đây là 5 hình thức Affiliate Marketing phổ biến:
- CPC (Cost Per Click):Là hình thức rất đơn giản và dễ dàng triển khai, nhà cung cấp sẽ thanh toán hoa hồng cho các Publisher dựa trên lượt click của khách hàng vào link trên website của Advertiser.
- CPO (Cost Per Order): Đây là hình thức tính hoa hồng trên giá trị của mỗi đơn hàng.
- CPL (Cost Per Lead):Là hình thức được tính theo chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng.
- CPI (Cost Per Install): Là một hình thức dựa trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng của khách hàng để tính phần trăm hoa hồng.
- Hình thức CPS (Cost Per Sale): Là khi hoa hồng sẽ được tính dựa theo mỗi một đơn hàng hoàn thành, tức là chỉ khi khách hàng mua và thanh toán bạn mới được nhận được tiền hoa hồng của mình.
4. Các bước làm Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu
Bước 1: Chọn một thị trường ngách, hay còn gọi là chọn “niche” của bạn
Trước tiên, bạn phải chọn được cho mình một thị trường ngách mà bạn hiểu và nắm rõ. Thay vì chạy đua theo cáo thị trường khác nhau, bạn hãy tập trung đánh vào một thị trường cụ thể. Tiến hành phân tích, tìm hiểu nhu cầu của thị trường đó và đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau để xác định được thị trường mục tiêu:
Bạn đam mê lĩnh vực nào?
- Thị trường ngách có cơ hội cho bạn tham gia?
- Thị trường có nhu cầu đủ lớn để bạn có thể kiếm tiền?
- Trước đây đã có chương trình liên kết trong thị trường này hay chưa?
Bước 2: Xây dựng website hoặc trang mạng xã hội với nội dung xoay quanh “niche” mà bạn chọn
Sau khi đã lựa chọn được thị trường, bạn cần xây dựng “địa điểm” mà khách hàng có thể theo dõi bạn. Địa điểm đó có thể là website, một kênh Youtube, một trang Facebook, tiktok,…
Các nhà quảng cáo (Advertiser) sẽ dựa vào lượng traffic, số lượng người đăng ký, thích,.. “địa điểm” của bạn để đánh giá xem kế hoạch Affiliate Marketing có tiềm năng hay không.
Bước 3: Tìm và tham gia chương trình Affiliate phù hợp
Sau đó, bạn cần làm là tìm bên hợp tác. Bạn có thể tham gia các Affiliate Program do nhà quảng cáo phát động. Hoặc bạn có thể tìm đến bên thứ ba là các Affiliate Network.
- Affiliate Program là chương trình tiếp thị liên kết mà tại đó nhà quảng cáo (Advertiser) trực tiếp quản lý theo dõi các khách hàng đã click vào đường link Affiliate của các Publisher. Bạn sẽ nhận được hoa hồng khi có đơn hàng được ghi nhận.
- Affiliate Network về cơ bản là trung gian cầu nối giữa các Advertiser và các Publisher. Họ sẽ thay mặt Advertiser theo dõi hoạt động quảng bá của các Publisher và thưởng hoa hồng. Họ cũng là bên hỗ trợ các Publisher trong việc tìm các chiến dịch Affiliate tốt nhất.
Bước 4: Chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu những độc giả theo dõi bạn
Hãy trải nghiệm trước sản phẩm trước khi quảng bá nó đến với khách hàng mục tiêu. Khi đã sử dụng sản phẩm bạn sẽ có cái nhìn đúng và nội dung quảng bá của bạn sẽ trung thực, uy tín hơn. Nhờ đó, khách hàng sẽ tin tưởng và mua sản phẩm.
Bước 5: Tiến hành lấy link Affiliate và quảng bá sản phẩm
Bước cuối cùng là lấy link Affiliate và tiến hành quảng bá qua các kênh mà bạn sở hữu. Bạn cần sáng tạo những content Affiliate Marketing sáng tạo để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, một khi bạn đã có lượng free traffic ổn định, bạn có thể đẩy mạnh việc kinh doanh của mình nhờ vào các nguồn paid traffic (quảng cáo có trả phí): Facebook Ads, Google Adwords,..
5. JUSG Mservice – Dịch vụ Marketing chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
JUSG Mservice là đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing chuyên nghiệp tại Đà Nẵng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc xây dựng chiến lược marketing, đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp khẳng định được vị trí trên thị trường và mang lại doanh thu tốt nhất.
Trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến Affiliate marketing mà người mới bắt đầu cần nắm rõ. Hãy liên liên hệ ngay với hotline 0867.134.268 đẻ các chuyên viên tư vấn nhanh chóng!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)
Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0901.451.450
Hotline: 0867.134.268
Email: info@jusgmservice.com
Website: https://jusgmservice.com/