Thay đổi đại diện pháp luật là một trong những thủ tục quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Việc thực hiện thủ tục này cần đảm bảo tính chính xác và hợp pháp để tránh những rủi ro về sau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn chi tiết hướng dẫn hướng dẫn thay đổi người đại diện. Bao gồm hồ sơ, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật và những lưu ý cần thiết.
1. Ai có thể làm người đại diện pháp luật trong công ty?
Đại diện pháp luật chính là người được ủy quyền thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch. Hay ký kết hợp đồng và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, sẽ có các chức danh khác nhau đóng vai trò người đại diện theo pháp luật.
Việc lựa chọn chức danh đại diện pháp luật phù hợp cho công ty là vô cùng quan trọng. Theo quy định tại luật Doanh nghiệp 2020, những chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật trong công ty bao gồm:
- Giám đốc.
- Tổng Giám đốc.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (với công ty cổ phần)
- Chủ tịch Hội đồng thành viên (với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
- Chủ tịch công ty (với công ty TNHH một thành viên).
- Các chức danh khác được quy định trong Điều lệ công ty.
2. Thay đổi đại diện pháp luật
Thay đổi đại diện là một trong những thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh phức tạp nhất.
2.1. Hồ sơ thay đổi người đại diện
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thay đổi đại diện bao gồm:
- Thông báo thay đổi người đại diện.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân của người được bổ sung. Hay làm người đại diện theo pháp luật thay thế.
- Giấy giới thiệu hay ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ thay đổi đại diện pháp luật.
- Tùy thuộc vào loại hình công ty mà hồ sơ còn có thêm một trong số các tài liệu bao gồm:
Đối với công ty TNHH 1 thành viên, kèm theo nghị quyết/ quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty.
Nghị quyết/ quyết định bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên. Áp dụng đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Trong công ty cổ phần, trường hợp thay đổi người đại diện kèm theo thay đổi chức danh người đại diện. Thì hồ sơ kèm theo nghị quyết và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông. Nếu trường hợp thay đổi người đại diện không làm thay đổi chức danh đại diện pháp luật. Thì hồ sơ kèm theo nghị quyết/ quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng quản trị.
2.2. Thủ tục thay đổi người đại diện
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ
Công ty tiến hành chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo quy định.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí
Sau khi soạn thảo hoàn tất hồ sơ, công ty tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Có thể nộp trực tiếp, thông qua hình thức điện tử hoặc dịch vụ bưu chính viễn thông. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiến hành nộp lệ phí ngay khi nộp hồ sơ thay đổi người đại diện là 100.000 VNĐ.
Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả
Sau khi hoàn tất nộp hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành theo dõi kết quả. Kết quả sẽ được công bố sau thời hạn 03 ngày làm việc. Tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết quả nhận được là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã ghi nhận thông tin người đại diện mới. Kết quả sẽ được nhận trực tiếp tại trụ sở Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp nộp hồ sơ. Hoặc có thể nhận thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông.
3. Một số điều cần lưu ý khi thay đổi người đại diện pháp luật
Khi tiến hành làm thủ tục thay đổi đại diện pháp luật có một số điều cần lưu ý. Nếu trên thông tin đăng ký doanh nghiệp chưa có số điện thoại, chưa cập nhật thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia. Hay chưa chưa phân mã ngành kinh tế quốc dân theo quy định, cần bổ sung để tiến hành thủ tục.
Sau khi hoàn tất thủ tục, cần thông báo thay đổi người đại diện với các đối tác và các bên liên quan. Đồng thời, nên thực hiện đăng ký lại thông tin chủ tài khoản ngân hàng. Bởi vì hệ thống ngân hàng vẫn còn đang lưu trữ thông tin của đại diện pháp luật cũ.
Bên cạnh đó, việc người đại diện thay đổi sẽ gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện mới. Vì vậy, cần lưu ý kê khai thuế thu nhập cá nhân người chuyển nhượng. Đối với các doanh nghiệp có giấy phép con, cần thực hiện thủ tục thay đổi thông tin người đại diện trên các giấy phép này.
4. Dịch vụ đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật uy tín tại Đà Nẵng
Bạn đang gặp khó khăn trong việc thay đổi đại diện pháp luật cho doanh nghiệp? Bạn lo lắng về thủ tục phức tạp, tốn thời gian và chi phí? Hãy để JUSG Mservice giúp bạn!
JUSG Mservice – đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thay đổi đại diện theo pháp luật chuyên nghiệp tại Đà Nẵng.
Đến với JUSG Mservice, bạn chỉ cần:
- Cung cấp thông tin cần thiết.
- Ký hợp đồng dịch vụ.
- Thanh toán chi phí dịch vụ.
JUSG Mservice sẽ lo liệu tất cả các công việc còn lại!
Dịch vụ của JUSG Mservice:
- Tư vấn về thủ tục thay đổi người đại diện.
- Soạn thảo hồ sơ thay đổi người đại diện theo quy định.
- Nộp hồ sơ thay đổi đại diện pháp luật lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đại diện doanh nghiệp tiếp nhận kết quả.
Trên đây là những thông tin mà JUSG Mservice liên quan đến thay đổi người đại diện pháp luật. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn. Hãy liên hệ JUSG Mservice ngay hôm nay để được tư vấn hướng dẫn thay đổi người đại diện pháp luật!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)
Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0901.451.450
Hotline: 0867.134.268
Email: info@jusgmservice.com
Website: https://jusgmservice.com/
Xem thêm các bài viết liên quan: