NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Doanh nghiệp xã hội là một thuật ngữ pháp lý khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây khái niệm đó lại đang ngày càng nhận được sự chú ý. Sau đây, JUSG Mservice sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản về loại doanh nghiệp này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Khái niệm doanh nghiệp xã hội
Khái niệm doanh nghiệp xã hội

1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
  • Phải duy trì mục tiêu và điều kiện đã cam kết theo pháp luật trong suốt quá trình hoạt động. 

(Theo Khoản 1 Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020)

Như vậy, doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội. Phần lớn lợi nhuận sẽ được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường.

2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Sau đây là quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp xã hội:

  • Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Được quy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác đề bù đắp chi phí quản lý, hoạt động của doanh nghiệp;
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội mà công ty đã đăng ký;
  • Trường hợp được nhận các ưu đãi, công ty phải đăng ký hàng năm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Những điều kiện thành lập doanh nghiệp bao gồm:

3.1. Điều kiện về loại hình

Một trong các loại hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam mà bạn có thể lựa chọn bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.
Các loại hình doanh nghiệp xã hội
Các loại hình doanh nghiệp xã hội

3.2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Chủ thể đứng ra thành lập, phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tổ chức có tư cách pháp nhân;
  • Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không thuộc trường hợp các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. 

3.3. Điều kiện về vốn điều lệ

Vốn điều lệ cần phải đảm bảo những điều sau:

  • Vốn điều lệ được đăng ký tuỳ theo ngành nghề và mô hình kinh doanh cũng như khả năng tài chính.
  • Doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết. Với thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký king doanh, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
  • Trường hợp sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn, khi không đủ số vốn thực góp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.

3.4. Điều kiện về tên của doanh nghiệp xã hội

Tên của doanh nghiệp cần được đặt theo đúng quy định tại Luật doanh nghiệp 2020:

  • Tên của doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng;
  • Loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
  • Có thể bổ sung cụm từ “xã hội” vào tên riêng. 
  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.

3.5. Điều kiện về trụ sở chính

Khi chọn trụ sở chính cần đảm bảo những điều kiện như:

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Không đặt trụ sở doanh nghiệp tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể.

4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Sau đây là các bước thành lập doanh nghiệp:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký;
  • Điều lệ;
  • Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn;
  • Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp);
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (nếu có).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp xã hội phải thực hiện thêm thủ tục thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường với cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp 

Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện việc xem xét, giải quyết hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, cơ quan thực hiện cập nhật thông tin công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Khắc con dấu doanh nghiệp

Doanh nghiệp tiến hành khác con dấu. Đồng thời, tự quản lý và chịu trách nhiệm về con dấu doanh nghiệp.

5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội uy tín – JUSG Mservice

JUSG Mservice là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, quy trình làm việc rõ ràng, giá cả hợp lý, chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng khách hàng. 

Tại JUSG Mservice Quý khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ sau:

  • Tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp, quá trình tiến hành thủ tục.
  • Tiến hành kiểm tra tên công ty, địa chỉ trụ sở và tư vấn ngành nghề kinh doanh.
  • Hỗ trợ soạn hồ sơ thành lập và trình doanh nghiệp ký tận nơi.
  • Đại diện doanh nghiệp xã hội nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở KHĐT.
  • Tư vấn chi tiết các thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện sau khi thành lập.
Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp - JUSG Mservice
Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp – JUSG Mservice

Trên đây là những thông tin cơ bản bạn nên biết đối với doanh nghiệp xã hội. Để có thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ JUSG Mservice để được tư vấn ngay!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0901.451.450

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website:  https://jusgmservice.com/ 

Xem thêm các bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *