[HƯỚNG DẪN] ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Bạn đang muốn bảo hộ thương hiệu cho cộng đồng, tổ chức của mình một cách hiệu quả? Đăng ký nhãn hiệu tập thể chính là giải pháp hoàn hảo! Vậy hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm những gì? Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể ra sao? Mời bạn cùng JUSG Mservice tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Thế nào là nhãn hiệu tập thể?

Khoản 17, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về nhãn hiệu tập thể. Cụ thể như sau: Nhãn hiệu tập thể đóng vai trò như một “dấu hiệu đặc biệt”. Nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các thành viên trong một tổ chức cung cấp. Là khác biệt so với sản phẩm/dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác không thuộc tổ chức đó.

Một số nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký
Một số nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký

2. Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường

Cùng thuộc hình thức là nhãn hiệu, những nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường có sự khác nhau. Cụ thể:

Nhãn hiệu thông thường Nhãn hiệu tập thể
Chức năng “Biểu tượng” nhằm phân biệt rõ ràng các sản phẩm/dịch vụ do thành viên trong tổ chức cung cấp. Với những sản phẩm/dịch vụ không thuộc tổ chức đó. “Biểu tượng” nhằm phân biệt rõ ràng các sản phẩm/dịch vụ do thành viên trong tổ chức cung cấp với những sản phẩm/dịch vụ không thuộc tổ chức đó.
Chủ sở hữu cá nhân, tổ chức Tập thể, tổ chức được thành lập
Chủ thể đăng ký nhãn hiệu Chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.

Với các dấu hiệu nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể tại địa phương sản xuất, kinh doanh mới có quyền đăng ký.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể Không yêu cầu Cần phải xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Các thành viên trong tập thể khi sử dụng phải tuân thủ theo quy chế.
Chủ thể có quyền sử dụng – Chủ sở hữu nhãn hiệu.

– Các cá nhân được chủ sở hữu cho phép.

– Các thành viên trong tổ chức tập thể.

– Nhãn hiệu tập thể không được phép chuyển giao quyền sử dụng cho các chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức.

3. Đăng ký nhãn hiệu tập thể

Hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tương đối giống với nhãn hiệu thông thường.

3.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

Khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:

  • Mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu.
  • Giấy ủy quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
  • Bản thuyết minh tính chất, chất lượng của sản phẩm.
  • Bản đồ xác định lãnh thổ. Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý của sản phẩm.
  • Văn bản chấp thuận của UBND tỉnh cho phép dùng địa danh/dấu hiệu nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quy chế giúp quản lý nhãn hiệu. Cần có các nội dung sau:

Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể.

Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu.

Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu.

Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

3.2. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Quy trình  đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tương đối giống với nhãn hiệu thông thường
Quy trình  đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tương đối giống với nhãn hiệu thông thường

Hồ sơ đăng ký được xử lý theo quy trình:

Giai đoạn 1. Thẩm định hình thức

Thời gian thẩm định hình thức được thực hiện trong 01 tháng. Kể từ thời điểm nộp hồ sơ. Kết quả của thẩm định sẽ là quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ. Khi có thiếu sót cần bổ sung thì sẽ thông báo kèm theo kết quả thẩm định hình thức.

Giai đoạn 2. Công bố đơn hợp lệ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ được công bố công khai trên trang dữ liệu Sở hữu công nghiệp. Từ thời điểm có quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ , trong vòng 02 tháng hồ sơ sẽ được công bố.

Giai đoạn 3. Thẩm định nội dung

Trong vòng 09 tháng kể từ thời điểm công bố đơn hợp lệ, hồ sơ sẽ được hội đồng thẩm định nội dung. Nhằm đánh giá khả năng nhãn hiệu tập thể  bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ.

Giai đoạn 4. Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và đăng bạ

Nếu đối tượng trong hồ sơ đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kết quả sẽ được thông báo cho người nộp. Đồng thời, người đăng ký được yêu cầu nộp lệ phí bởi Cục sở hữu trí tuệ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho chủ hồ sơ.  Được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

4. JUSG Mservice – Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu uy tín tại Đà Nẵng

JUSG Mservice là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể uy tín tại Đà Nẵng. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kỹ năng và kinh nghiệm. Chúng tôi luôn luôn đặt quyền lợi và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại  JUSG Mservice, khách hàng sẽ nhận được:

  • Hỗ trợ tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm
  • Hỗ trợ soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chi tiết
  • Hỗ trợ và thay mặt đại diện khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là một số thông tin cơ bản. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, liên hệ với JMC để được tư vấn ngay!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)

Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0901.451.450

Hotline: 0867.134.268

Email: info@jusgmservice.com

Website: https://jusgmservice.com/ 

Xem thêm các bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *