Trong một thế giới “phẳng” việc trao đổi, học hỏi những ý tưởng, chất xám là không thể tránh khỏi. Cũng bởi nguyên nhân đó, mà vấn đề sở hữu trí tuệ trở thành vấn đề nóng hổi. Để hiểu sâu sắc về khái niệm này, JUSG Mservice sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin trong bài viết sau.
1. Khái niệm?
Sở hữu trí tuệ hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…
2. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu của cá nhân đối với các sản phẩm, tài sản do sự sáng tạo của trí óc con người làm ra.
Nói đến quyền sở hữu trí tuệ là phải nói đến quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các sản phẩm trí tuệ.
3. Đối tượng bảo hộ sở trí tuệ?
Những đối tượng được bảo hộ bao gồm:
3.1. Đối tượng quyền tác giả
Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức với các sản phẩm do họ sáng tạo, sở hữu. Các đối tượng quyền tác giả gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học được thể hiện bằng bất kỳ hình thức nào.
Quyền liên quan đến tác giả
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các bản ghi âm, cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng. Mà chúng được ghi hình hay các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được truyền đi bởi âm thanh, hình ảnh đã được biến đổi.
3.2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh. Do cá nhân, tổ chức sáng tạo hay được thừa hưởng quyền sở hữu và quyền chống cạnh tranh. Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp gồm:
- Các sáng chế dưới dạng sản phẩm;
- Kiểu dáng công nghiệp;
- Nhãn hiệu gồm: nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu liên kết Tên thương mại;
- Bí mật kinh doanh;
- Chỉ dẫn địa lý: sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, lãnh thổ, quốc gia cụ thể…
3.3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mới. Do tổ chức, cá nhân tạo ra, phát triển, phát hiện hay được thừa hưởng quyền sở hữu. Các đối tượng quyền đối với giống cây gồm: vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
4. Lý do cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Đối với cá nhân, tổ chức khi có tài sản trí tuệ cần đăng ký bảo hộ vì:
4.1. Tránh sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh
Khi một sản phẩm bất kỳ vào thị trường ngay lập tức sẽ có các đối thủ cạnh tranh. Nếu không đăng ký sở hữu trí tuệ đối thủ cạnh tranh sẽ sao chép. Đây là lý do quan trọng để các doanh nghiệp cân nhắc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ. Nhằm bảo vệ sản phẩm sáng tạo, sáng chế của mình nhằm mang đến cho họ các sản phẩm độc quyền..
4.2. Bảo vệ tài sản vô hình
Tài sản của doanh nghiệp được chia làm hai loại như sau:
- Tài sản hữu hình: Máy móc, nhà xưởng, tài chính và các cơ sở hạ tầng.
- Tài sản vô hình: Nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng cùng các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo, đổi mới của công ty.
Thông thường, tài sản hữu hình là loại tài sản có giá trị chính của một công ty. Nó được xem là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này đã có nhiều sự thay đổi. Ngày nay, các doanh nghiệp dần nhận ra tài sản vô hình trở nên giá trị hơn so với tài sản hữu hình.
4.3. Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư
Nhiều doanh nghiệp thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công nghiệp sản xuất. Họ chủ yếu tập trung vào việc tạo nên các sản phẩm, kiểu dáng mới và quảng bá nhãn hiệu. Sản phẩm được thiết kế một nơi, thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở các nơi khác.
Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô mang đến cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng các tài sản trong kinh doanh. Biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một quãng thời gian nhất định.
5. Cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Tùy thuộc vào từng sản phẩm đăng ký mà có sự phân loại khác nhau. Tuy nhiên, quy trình đăng ký chung gồm 4 bước sau:
5.1. Xác định đối tượng đăng ký
Các đối tượng bạn có thể lựa chọn bao gồm:
- Đăng ký nhãn hiệu (là đăng ký logo, đăng ký thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu).
- Đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Đăng ký sáng chế.
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm.
- Đăng ký giải pháp hữu ích.
- Đăng ký bản quyền tác giả (cho các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc…) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn).
- Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng.
5.2. Xác định cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Mỗi đối tượng được phân loại ở trên sẽ được đăng ký tại một cơ quan có thẩm quyền khác nhau phù hợp với vai trò chức năng quản lý. Cụ thể như sau:
- Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính. Giúp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức.
- Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do cục bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính.
- Thứ ba, đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt tiến hành thủ tục hành chính.
5.3. Tiến hành nộp đơn đăng ký
Khi muốn bảo hộ một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ. Đồng thời thực hiện các thủ tục liên quan đến xét nghiệm đơn để đơn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc văn bằng bộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
5.4. Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký sau khi nộp cho đến khi nhận được thông báo cuối cùng
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, khách hàng sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký. Theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.
6. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tại JUSG Mservice
Để đăng ký sở hữu trí tuệ cần những thủ tục hết sức phức tạp. Hiểu được vấn đề đó, JUSG Mservice chuyên tư vấn quyền sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng, dễ dàng, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, công sức phải bỏ ra.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý;
- Hỗ trợ chuẩn bị các giấy tờ theo quy định để đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Thực hiện thủ tục thay khách hàng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trả kết quả đăng ký đến tận tay khách hàng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về sở hữu trí tuệ mà JUSG Mservice cung cấp cho bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)
Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0901.451.450
Hotline: 0867.134.268
Email: info@jusgmservice.com
Website: https://jusgmservice.com/