Rebranding là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp thay đổi diện mạo, định vị và thông điệp thương hiệu để phù hợp với thị trường và mục tiêu phát triển mới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn việc rebranding là gì và quá trình làm mới thương hiệu của bạn một cách hiệu quả.
1. Rebranding là gì?
Rebranding là làm mới thương hiệu hay còn gọi là tái cấu trúc thương hiệu. Là là quá trình thay đổi hoặc cải thiện toàn diện về cách thức một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ. Được thị trường nhận biết và liên kết với thương hiệu của mình. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi logo, slogan, thiết kế, hình ảnh, thông điệp quảng cáo và/hoặc mục tiêu kinh doanh. Mục đích của việc tái thương hiệu có thể là để cải thiện hình ảnh của công ty, phản ánh các giá trị mới. Hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phản ánh thị trường mới hoặc mục tiêu khách hàng.
2. Phân loại rebranding
Việc tái cấu trúc thương hiệu không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc thiết kế lại toàn bộ sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu. Thực tế, nó có thể được hiểu là sự thay đổi một phần của thương hiệu, như logo, slogan, tên thương hiệu, chiến lược quảng cáo, và các yếu tố khác. Mà không làm thay đổi hoàn toàn cơ bản của thương hiệu.
2.1 Thiết kế mới thương hiệu
Doanh nghiệp thực hiện việc cập nhật những chi tiết nhỏ của thương hiệu. Như làm mới logo hoặc điều chỉnh màu sắc trong bảng màu. Nhằm đảm bảo rằng hình ảnh của công ty luôn phản ánh sự hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh doanh mới. Điều này thường được thực hiện khi logo và hình ảnh hiện tại của công ty đã trở nên lạc hậu. Hoặc khi có sự điều chỉnh nhỏ trong chiến lược kinh doanh.
2.2 Hợp nhất thương hiệu
Khi hai thương hiệu hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mới, đó là chiến lược tái thiết thương hiệu. Đây thường được coi là biện pháp tối ưu để tạo ra sự gắn kết giữa hai thương hiệu. Tuy nhiên, đôi khi để đạt được sự thống nhất và hướng dẫn rõ ràng. Các doanh nghiệp có thể quyết định hoàn toàn tái thiết thương hiệu. Mang lại một diện mạo mới hoàn toàn cho thương hiệu kết hợp.
2.3 Thay đổi toàn bộ thương hiệu
Là quá trình cải tổ toàn diện của mọi yếu tố liên quan đến thương hiệu. Thường được áp dụng khi doanh nghiệp quyết định thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận và chiến lược kinh doanh bằng cách chuyển sang một lĩnh vực mới.
3. Quy trình làm mới thương hiệu
Khi bạn đang xem xét việc tái thiết kế thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Một chiến lược và quy trình rõ ràng là điều không thể thiếu. Dưới đây là 7 bước cơ bản trong quy trình Rebranding.
Bước 1: Đánh giá thương hiệu
Hiểu rõ về tình trạng hiện tại của thương hiệu là chìa khóa để xây dựng một thương hiệu thành công. Trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc tái cấu trúc, hãy xác định mục tiêu cuối cùng của quá trình này.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường giúp xác định rõ đối tượng mục tiêu của bạn, nhu cầu của họ và cạnh tranh trong ngành. Thực hiện các cuộc khảo sát nhóm mục tiêu để thu thập thông tin về sự hiểu biết của họ về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Bước 3: Xác định điểm khác biệt
Xác định điểm độc đáo của thương hiệu và tập trung vào việc phục vụ thị trường mục tiêu. Cân nhắc lại tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thông điệp, tên thương hiệu và khẩu hiệu.
Bước 4: Thiết kế lại các điểm chạm thương hiệu
Lập danh sách các điểm cần cải thiện như logo, bộ nhận diện thương hiệu, website, danh thiếp,… Mỗi thiết kế mới cần phản ánh đúng chiến lược thương hiệu của bạn.
Bước 5: Chuẩn bị nội bộ
Đảm bảo đội ngũ của bạn hiểu rõ và thực hiện nhất quán quyết định làm mới thương hiệu
Bước 6: Tiến hành ra mắt thương hiệu
Khi khởi động chương trình ra mắt thương hiệu mới, việc thực hiện nhanh chóng và quyết định là rất quan trọng. Mục tiêu của lần ra mắt này là thông báo cho mọi người biết về sự thay đổi trong thương hiệu của bạn. Thay vì chỉ muốn khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn như trước.
Hãy giải thích lý do bạn quyết định làm mới thương hiệu và ý nghĩa của việc này đối với tương lai của doanh nghiệp. Đa số mọi người không chấp nhận sự thay đổi một cách đột ngột. Khách hàng tin tưởng hơn nếu bạn giải thích một cách minh bạch. Đặt nặng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được sau khi thương hiệu của bạn đã trải qua sự thay đổi.
Bước 7: Nhận phản hồi
Quá trình rebranding không chỉ kết thúc khi bạn công bố thương hiệu mới một cách công khai. Vì bạn đã thông báo trước, nhưng phản ứng của khách hàng sẽ trở nên rõ ràng hơn sau đó.
Bạn cần đo lường cảm nhận của mọi người là thu thập phản hồi từ nhóm khách hàng mục tiêu và phân tích kết quả của các hoạt động mới. Đánh giá sự ảnh hưởng của việc làm mới thương hiệu lên các mục tiêu của bạn là bước quan trọng. Trong việc hiểu rõ hơn về tiếp nhận của thị trường đối với thương hiệu mới của bạn.
4. Dịch vụ xây dựng thương hiệu tại JUSG Mservice
JUSG Mservice cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu trọn gói, dịch vụ marketing tổng hợp. Giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và thu hút khách hàng tiềm năng. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu thị trường.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xây dựng thương hiệu tại JUSG Mservice
- Tiết kiệm thời gian và chi phí
- Tăng nhận thức thương hiệu
- Tăng doanh số bán hàng
- Nâng cao giá trị thương hiệu
Trên đây là toàn bộ thông tin về Rebranding – làm mới thương hiệu mà tham khảo. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu quan tâm dịch vụ của JUSG Mservice, đừng ngần ngại liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ JUSG Mservice (JMC)
Trụ sở: Tầng 3, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0867.134.268
Email: info@jusgmservice.com
Website: https://jusgmservice.com/
xem thêm
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp đa lĩnh vực
Tìm hiểu về social media marketing
Quy trình thiết kế giao diện website